Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Mắc bệnh gout ăn gì tốt nhất?

Bệnh Gout hay trong Đông y gọi là bệnh Thống phong là một loại bệnh gây ra do lượng acid uric trong máu quá nhiều, tích tụ lắng đọng tại khớp tạo ra các tinh thể urat gây khó khăn, cản trở khả năng linh động của các khớp.

Triệu chứng

Triệu chứng tiêu biểu của bệnh là đau nhức xương khớp khi vận động. Cơn đau thường dai dẳng, kéo dài cả ngày và đêm, gây nhiều đau đớn và khó khăn cho người bệnh. Về lâu dài, nếu không điều trị kịp thời thì các tinh thể muối tại các khớp sẽ tăng nhanh. Đến một mức nào đó nó sẽ bị đẩy ra ngoài và tạo thành các cục sưng to nhỏ tùy tình trạng bệnh. Các cục sưng đó được gọi là các tophi. Các tophi này không những gây khó khăn đau đớn trong việc mang giày dép, găng tay, tất chân mà còn làm mất tính thẩm mỹ.

Hạt tophi vừa gây đau đớn, khó khăn trong cuộc sống mà còn mất tính thẩm mỹ
Hạt tophi vừa gây đau đớn, khó khăn trong cuộc sống mà còn mất tính thẩm mỹ
Nếu người bệnh không quan tâm mà bỏ qua tất cả các triệu chứng trên thì các tinh thể urat sẽ làm khô các khớp, hủy hoại khớp. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hoại tử phải tháo khớp.

Mắc bệnh gout ăn gì tốt?

Ăn uống luôn là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra bệnh Gout và cũng là một trong những yếu tố hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị bệnh. Vậy “mắc bệnh Gout ăn gì tốt?” luôn là điều trăn trở của người bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh cần phải ưu tiên sử dụng để điều trị bệnh nhanh và bền vững hơn.

Nhóm thực phẩm nhiều chất xơ: 

Những thực phẩm này có tác dụng làm giảm khả năng hấp thụ, chuyển hóa và thoái hóa chất đạm trong cơ thể, tăng cường sản sinh năng lượng đồng nghĩa với giảm lượng acid uric. Điều này cực kỳ tốt đối với người bệnh. Nhóm thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm một số loại rau củ quả như cà chua, rau cải, củ sắn,…. Đặc biệt, theo một số nghiên cứu được công bố thì rau cải bẹ xanh có tác dụng tốt nhất trong việc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh Gout.

Cải bẹ xanh là câu trả lời cho câu hỏi “người mắc bệnh Gout ăn gì tốt”
Cải bẹ xanh là câu trả lời cho câu hỏi “người mắc bệnh Gout ăn gì tốt”

Nhóm thực phẩm có hàm lượng purine thấp:

Nhóm thực phẩm này có tác dụng tốt cho sức khỏe. Do không có hại cho bệnh Gout nên người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng một cách hợp lý để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và bị thiếu hụt do quá trình điều trị bệnh phải hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm khác.Nhóm thực phẩm này bao gồm các loại hat, ngũ cốc, rau củ quả tươi, sữa, bơ,…. Tuy nhiên, tránh lạm dụng các loại sản phẩm này để hạn chế tình trạng thừa chất, sẽ gây ra một số loại bệnh khác như béo phì, táo bón,…

Uống nhiều nước

Đừng nghĩ việc uống nước hàng ngày và đầy đủ về lượng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn. Nó ảnh hưởng cực kỳ lớn. Khi uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ có thể đào thải các chất độc, các chất dư thừa không cần thiết ra ngoài cơ thể một cách tốt hơn. Từ đó, các bệnh sẽ có chuyển biến tích cực hơn. Tất nhiên, để triều trị bệnh cho hiệu quả nhanh và dứt điểm thì bạn nên sử dụng cùng với một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lượng nước bạn nên sử dụng hàng ngày là từ 2-3l nước, uống trải đều.

Uống nước đều và đủ là một cách phòng tránh bệnh Gout hiệu quả
Uống nước đều và đủ là một cách phòng tránh bệnh Gout hiệu quả
Như vậy, trên đây là một số loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi người mắc bệnh gout ăn gì cho tốt. Bạn nên tham khảo và áp dụng ngay với bản thân mình, dù không mắc bệnh để phòng tránh bệnh hiệu quả hơn

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Bí kíp chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh

Bệnh gút (gout) luôn đem lại những cơn đau nhức âm ỉ hàng ngày, khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, nhức nhối mỗi khi di chuyển hay làm việc gì đó, thậm chí ngồi yên mà vẫn đau.

Triệu chứng của bệnh Gout

Các triệu chứng lâm sàn của bệnh là nóng, rát, đau, sưng ở một hay nhiều khớp, thường là một khớp ở ngón chân cái. Đối với các cơn gout cấp tính, triệu chứng bệnh sẽ kéo dài trong giai đoạn đầu rồi giảm dần trong 2-7 ngày sau đó rồi biến mất hẳn. Nhưng nếu không được chữa trị thì các cơn gout cấp tính sẽ dần chuyển sang thể gout mạn tính. Khi đó, các cơn đau kéo dài và nặng nề hơn, gây tổn thương khớp trầm trọng, thậm chí hình thành các cục tophi là các khối urat lớn lắng đọng trong các mô mềm của khớp và có thể gây biến dạng khớp, ảnh hưởng đến hệ vận động của cơ thể.

Sưng tấy đau nhức là những biểu hiện rõ ràng của bệnh gout
Sưng tấy đau nhức là những biểu hiện rõ ràng của bệnh gout
Các triệu chứng khác có thể là:
- Vùng da bên ngoài trở nên đỏ, hay tím xung quang khớp bị đau như bị nhiễm trùng.
- Người bệnh có thể đau phát sốt.
- Việc cử động khớp bị hạn chế, thậm chí không thể cử động được.

Vậy làm sao để tạm biệt cơn đau nhức quái ác làm bạn thức trắng bao đem này. Có những thứ rất thân thuộc, gần gũi quen thuộc xung quanh bạn mà có thể bạn cũng chưa biết lại có tác dụng khá tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh Gút. Một trong số đó là chữa bệnh Gout bằng cải bẹ xanh.
Cải bẹ xanh hay còn gọi là cải đắng là một loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Trong đông y, các thầy y thường chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh. Không những thế, loại rau này còn có tác dụng tốt trong việc tăng cường hệ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa, đặc biệt còn có thể phòng chống ung thư bàng quang.

Cách chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh

Cách sử dụng khá đơn giản, mỗi ngày hãy sử dụng một lượng rau vừa đủ để sắc nước uống và có thể sử dụng hàng ngày thay cho nước lọc. Do vị đắng trong cải khá nhiều nên bạn có thể pha loãng với nước lọc để uống dễ hơn. Bên cạnh đó, để hiệu quả chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh được tốt hơn, bạn có thể giã nát lá cải và đắp vào vị trí bị sưng. Kiên trì và chăm chỉ trong một thời gian thì bạn sẽ nhận được kết quả không ngờ. Tuy nhiên đừng vì thế mà dừng, hãy sử dụng ngay cả khi bệnh đã thuyên chuyển theo chiều hướng tốt hơn, thậm chí khi đã khỏi để phòng ngừa được một số bệnh.

Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh
Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh

Lưu ý khi chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh

Khi bạn sử dụng cải bẹ xanh để cải thiện tình trạng bệnh gout của mình thì vẫn phải kiêng một số loại thực phẩm có chứa quá nhiều acid uric.
- Kiêng sử dụng các đồ hải sản, thủy sản như ngao, sò, ốc, hến, cua, ghẹ,…
- Kiêng sử dung rượu,bia, thuốc lá, các chất kích thích cấm như ma túy,..
- Tuyệt đối không mặc quần áo, tất, giày quá bó, khiến cho việc lưu chuyển máu trong cơ thể gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng lắng đọng acid uric.
- Giữ gìn sức khỏe, tránh bị nhiễm lạnh hoặc nhiễm khuẩn.
- Uống nhiều nước
- Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt,….Đó là một số loại thuốc làm tăng acid uric.

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Bệnh gút triệu chứng là gì?

Bệnh Gút (gout) đang ám ảnh cuộc sống của rất nhiều người trong chúng ta. Tại sao lại mắc căn bệnh quái ác này? Bệnh gút triệu chứng là gì?

Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không biết bệnh Gút triệu chứng là gì ?

Bệnh Gút gây đau khớp chân, khớp tay
Bệnh gút đang gây ra những cơn đau đớn dai dẳng

Bệnh Gút là hiện tượng mà các chất acid uric trong máu quá cao dẫn đến hiện tượng lắng đọng thành các tinh thể muối urat ở các khớp, gây đau đớn mỗi khi người bệnh di chuyển. Thế nhưng thật ít người biết được bệnh gút triệu chứng và nguyên nhân là gì. Chính vì thiếu kiến thức như thế nên đa số người mắc bệnh đều chịu sống chung với bệnh hoặc mù quáng tin vào các lời quảng cáo trên mạng mà đi sử dụng các loại thực phẩm không phù hợp gây ra bệnh năng hơn.

Nguyên nhân mắc bệnh

-Tăng bẩm sinh: 

Một số người bệnh cơ thể bị thiếu men HGPT khi còn nhỏ dẫn đến lượng acid uric không ổn định sẵn gây ra bệnh gút khởi phát sớm ở trẻ em (trường hợp này rất hiếm gặp nhưng lại rất nặng và rất khó chữa khi mắc phải).

-Nguyên nhân nguyên phát: 

Đây là nguyên nhân chủ yếu gắn liền với yếu tố gen di truyền, gia đình. Bệnh nhân trong những trường hợp này có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường dẫn đến nồng độ axid uric trong máu cũng tỷ lệ thuận tăng theo

Bệnh gút có thể lây qua di truyền
Bệnh Gút có thể mắc do các yếu tố di truyền

-Nguyên nhân thứ phát: 

Đây được xem là yếu tố bên ngoài, sự tiêu thụ thức ăn chứa nhiều nhân purin như: nội tạng động vật, nấm, tôm, cua, thịt đỏ,…thường xuyên uống rượu bia kích thích sự gia tăng acid uric trong máu cao dẫn đến bệnh gút. Nguyên nhân thứ phát được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các ca mắc bệnh gút trong xã hội ngày nay.

Bệnh gút triệu chứng là gì?

Bệnh gout khi mới hình thành thường không có nhiều triệu chứng đặc biệt, chỉ thỉnh thoảng hơi đau khớp nhẹ, khiến người bệnh khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các dạng bệnh khớp bình thường. Bệnh chỉ phát tác sau một thời gian dài tích tụ, có thể là nhiều năm liền. Các triệu chứng lâm sàn của bệnh là nóng, rát, đau, sưng ở một hay nhiều khớp, thường là một khớp ở ngón chân cái. Đối với các cơn gout cấp tính, triệu chứng bệnh sẽ kéo dài trong giai đoạn đầu rồi giảm dần trong 2-7 ngày sau đó rồi biến mất hẳn. Nhưng nếu không được chữa trị thì các cơn gout cấp tính sẽ dần chuyển sang thể gout mạn tính. Khi đó, các cơn đau kéo dài và nặng nề hơn, gây tổn thương khớp trầm trọng. Bệnh Gút triệu chứng điển hình là các tophi xuất hiện ngay bên ngoài các khớp. Các cục tophi là các khối urat lớn lắng đọng trong các mô mềm của khớp và có thể gây biến dạng khớp, ảnh hưởng đến hệ vận động của cơ thể.
Bệnh gút triệu chứng có các hạt tophi khi bệnh đã nặng
Hạt tophi khiến cho người bệnh vừa đau đớn vừa mất thẩm mỹ

Các triệu chứng khác có thể là:

-Vùng da bên ngoài trở nên đỏ, hay tím xung quang khớp bị đau như bị nhiễm trùng.
-Người bệnh có thể đau phát sốt.
-Việc cử động khớp bị hạn chế, thậm chí không thể cử động được. Hướng phòng tránh và điều trị bệnh gout
Như vậy, bệnh Gút triệu chứng có rất nhiều, tuy nhiên ở các giai đoạn đầu thường khó phát hiện. Vì thế hãy thay đổi lối sống và đi khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh bệnh.